Dưới sự ảnh hưởng của nền cách mạng 4.0, các lãnh đạo doanh nghiệp cần phải chuyển mình theo định hướng quản trị hiện đại với sự hỗ trợ từ công nghệ thông tin. Khác biệt lớn nhất giữa một nhà lãnh đạo doanh nghiệp truyền thống và một nhà lãnh đạo toàn cầu chính là tư duy táo bạo, cập nhật xu hướng mới và nhạy cảm với thị trường.
Để làm được điều đó, nhà lãnh đạo cần bỏ qua những tư tưởng trước đây, dám thách thức, dám cải tiến, tích cực đổi mới nếu không muốn bị tụt lại trong thời đại cạnh tranh đầy khốc liệt.
Phong cách lãnh đạo
Lãnh đạo toàn cầu với lối tiếp cận con người thông qua việc trao đổi, truyền cảm hứng, xoá bỏ khoảng cách giai cấp; thấu hiểu nhân viên, chia sẻ thông tin, luôn tìm cơ hội truyền đạt; thúc đẩy giao thiệp giữa các thành viên trong tổ chức nhằm đi đến mục tiêu chung của tổ chức. 70% là con số nói về mức độ gắn kết và năng suất của người lao động được tăng thêm bởi một người lãnh đạo kiệt xuất, theo khảo sát của Zenger Folkman.
Tiếp nhận đổi mới
Lãnh đạo thời 4.0 cần quan tâm đến những vấn đề liên quan đến ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thao tác quản lý sản xuất cũng như quản lý con người. Người lãnh đạo doanh nghiệp thời nay hiểu những giá trị được tạo ra dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin góp phần không nhỏ vào sự phát triển lâu dài của tổ chức: giảm thiểu chi phí vận hành và đầu tư cho nhân sự.
Cụ thể, năm 2019, chỉ số mức độ năng động trong kinh doanh của Việt Nam tăng 12 bậc so với năm 2018; chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam xếp thứ 42, tăng 3 bậc so với năm 2018 và tăng 17 bậc so với năm 2016, đưa Việt Nam vươn lên đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN, chỉ sau Singapore và Malaysia.
Cụ thể, năm 2019, chỉ số mức độ năng động trong kinh doanh của Việt Nam tăng 12 bậc so với năm 2018; chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam xếp thứ 42, tăng 3 bậc so với năm 2018 và tăng 17 bậc so với năm 2016, đưa Việt Nam vươn lên đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN, chỉ sau Singapore và Malaysia.
Đổi mới chính là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với lãnh đạo toàn cầu
Trách nhiệm
Phân bổ trách nhiệm và nhiệm vụ phù hợp với năng lực của nhân viên trên tư tưởng thành công đến từ sự nỗ lực của tập thể. Trong một nghiên cứu về vai trò của lãnh đạo trong tổ chức của Đại học Gävle, Thụy Điển, một người lãnh đạo cần có những kỹ năng phân bổ nguồn lực để tạo ra liên kết, nhận thức để quyết định tương lai cũng như tập trung, hình thành cam kết và thúc đẩy các nhóm đạt được mục tiêu của một tổ chức.
Kết quả
Thảo luận với thành viên trong tổ chức hoặc dự án về phương án khả thi, phân bố nguồn lực phù hợp. Đánh giá kết quả dựa trên phản hồi liên tục giữa các bên liên quan trong tổ chức. Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường, ngoài việc hướng về những phương ấn khả thi, phân bồ nguồn lực và đánh giá kết quả, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần đặt mục tiêu thiết thực để bắt kịp với tốc độ tăng trưởng chung.
Cạnh tranh chính là một trong những động lực để lãnh đạo “tái tạo” doanh nghiệp
Dự kiến trong năm 2020, tỷ trọng doanh nghiệp quy mô vừa tăng từ 2,5% lên 3,5% tổng số doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ giảm từ 70% xuống 63%, cho thấy, vị thế và tiềm lực kinh tế của các doanh nghiệp Việt Nam đã được cải thiện đáng kể; đã xuất hiện một số tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân có quy mô, tiềm lực lớn.
Phát triển "NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO ĐỘT PHÁ" với Chương trình "LÃNH ĐẠO TOÀN CẦU" Dành cho Lãnh đạo Cấp cao của các doanh nghiệp dẫn đầu. GLP là chương trình đào tạo danh giá nhất của PACE, |