seo.in-house.page-title seo.in-house.page-title
KHAI GIẢNG: 19/05/2024 TẠI TP.HCM

7 BƯỚC ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ LÃNH ĐẠO TRUYỀN CẢM HỨNG

Các nhà lãnh đạo hàng đầu có sức mạnh truyền cảm hứng, thúc đẩy và ảnh hưởng tích cực đến mọi người xung quanh họ. Trong một nghiên cứu mới đây về 7 bước đơn giản để truyền cảm hứng cho đội ngũc các cuộc phỏng vấn với các nhà lãnh đạo, doanh nhân và nhà giáo dục truyền cảm hứng, những người có khả năng chia sẻ tầm nhìn và giá trị phi thường đã được đào sâu. Nghiên cứu chỉ 7 bí quyết nhà lãnh đạo nên áp dụng trong giao tiếp với nhân viên, khách hàng và nhà đầu tư của của họ.

Các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng khuyến khích nhân viên, khách hàng và đồng nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng doanh nghiệp

1. Thể hiện sự nhiệt tình: Các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng dành ra rất nhiều niềm đam mê cho những gì họ làm.Đội ngũ sẽ không thể được truyền cảm hứng khi bản thân nhà lãnh đạo không tạo được đam mê cho chính mình. Khi khám phá ra niềm đam mê của bản thân, hãy thể hiện với mọi người xung quanh để lan truyền nó. Trên một chuyến đi xuyên quốc gia, Richard Tait đã phác thảo một ý tưởng trên khăn ăn về cách mang lại những khoảnh khắc vui vẻ cho gia đình và bạn bè. Sự nhiệt tình của anh ấy đã lan tỏa đến mức anh ấy đã thuyết phục các đối tác, nhân viên và nhà đầu tư tham gia cùng anh ấy. Ông đã tạo ra một công ty đồ chơi và trò chơi có tên Cranium. Bước vào trụ sở Seattle mọi người ngay lập tức cảm nhận được một làn sóng vui vẻ, phấn khích và gắn kết mà hiếm khi thấy trong cuộc sống công ty. Tất cả bắt đầu từ niềm đam mê của một người lãnh đạo.

2. Thể hiện viễn cảnh hấp dẫn:  Các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng tạo ra và đưa ra một tầm nhìn cụ thể, nhất quán và đáng nhớ. Chỉ với tuyên bố sứ mệnh tránh sự dài dòng, phức tạp và dễ lãng quên như "chúng tôi dự định tăng gấp đôi doanh số bán hàng vào thời điểm này năm tới" – Hãy tạo một tầm nhìn là một mô tả ngắn (thường là 10 từ hoặc ít hơn), mô tả sinh động về thế giới sẽ như thế nào nếu sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Steve Ballmer, thuộc tập đoàn Microsoft từng nói rằng ngay sau khi ông gia nhập công ty và chỉ coi rằng công việc của mình chỉ là tạo ra các khu vực máy tính công cộng cho công ty. Nhưng Bill Gates và bố của Gates đã đưa ông đi ăn tối và thay đổi suy nghĩ của ông. Họ có tầm nhìn về việc đặt một máy tính trên mỗi bàn làm việc, trong mỗi gia đình. Tầm nhìn đó, một chiếc máy tính nên được đặt trên mỗi bàn làm việc, trong mỗi gia đình vẫn nhất quán cho đến ngày nay. Sức mạnh của một tầm nhìn khiến mọi thứ chuyển động.

3. Lấy người nghe làm trung tâm: Luôn nhớ rằng, bất cứ buổi truyền cảm hứng nào không phải nói về bạn, mà là về khách hàng. Trong lớp học đầu tiên của một tác giả sách tại Trường Báo chí Medill của Tây Bắc, ổng đã đặt ra câu hỏi: "Tại sao độc giả của tôi nên đọc cuốn sách này?" Đó cũng là điều nhà lãnh đạo cần tự hỏi mình liên tục trong suốt bài thuyết trình, cuộc họp, quảng cáo bán hàng hoặc bất kỳ tình huống nào diễn ra thuyết phục. 

4. Chia sẻ bằng câu chuyện: bí quyết của việc truyền cảm hứng chính là kể những câu chuyện đáng nhớ. Thường rất ít nhà lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá cao sức mạnh của những câu chuyện để kết nối với người nghe. Một trong những nhà sản xuất thực phẩm hữu cơ lớn nhất trong cả nước mong muốn quảng bá lợi ích của việc sử dụng chất hữu cơ trong trồng trọt là tốt hơn qua một câu chuyện về một người nông dân: Khi người nông trồng trọt theo phương pháp thông thường, những đứa trẻ của anh không thể ôm anh vào cuối ngày khi anh về nhà, quần áo của anh ta phải được cởi bỏ và khử trùng. Nhưng với sản phẩm hữu cơ, những đứa trẻ của anh ấy có thể ôm anh ấy ngay khi anh ấy bước ra khỏi sân. Câu chuyện gần gũi này đã gây được ấn tượng mạnh hơn bất cứ dữ liệu cứng ngắc trước đó. Và khi khách hàng nhìn thấy sản phẩm hữu cơ trong cửa hàng tạp hóa địa phương, họ sẽ nhớ ngay đến câu chuyện của người nông dân – một câu chuyện kết nối với mọi người ở mức độ cảm xúc. 

5. Khuyến khích sự tham gia: Các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng khuyến khích nhân viên, khách hàng và đồng nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng doanh nghiệp hoặc dịch vụ. Cách quản lý cứng ngắc và kiểm soát đã không còn phù hợp. Thay vào đó, các nhà quản lý ngày nay thu hút nhân tài bằng cách lắng nghe những phản hồi. Nhân viện muốn biết rằng công việc của đóng góp tích cực vào sự phát triển của doanh nghiệp.

6. Củng cố triển vọng lạc quan: Các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng thường truyền tải một tương lai tốt đẹp và tích cực dù đang trải qua bối cảnh biến động. Robert Noyce, đồng sáng lập Intel, cho biết: "Lạc quan là một thành phần thiết yếu của sự đổi mới”. Các nhà lãnh đạo phi thường trong lịch sử nhân loại luôn giữ tinh thần lạc quan hơn người bình thường như:Winston Churchill đã lan tỏa hy vọng và sự tự tin trong những ngày đen tối nhất của Thế chiến II; Colin Powell nói rằng sự lạc quan là bí mật đằng sau sức hút của Ronald Reagan. Powell cũng nói rằng sự lạc quan mang đến hiệu ứng tích cực trong toàn bộ tổ chức.

7. Khuyến khích phát triển tiềm năng: Các nhà lãnh đạo tập trung vào phát triển cảm xúc của người khác bằng cách truyền cảm hứng khen ngợi đội ngũ. Richard Branson đã nói rằng khi bạn khen ngợi mọi người, họ sẽ phát triển; Chỉ trích họ và họ kém cỏi. Khen ngợi là cách dễ nhất để kết nối với con người vì khi nhận được lời khen ngợi chân thành, sự tự ti của họ giảm bớt và tinh thần của họ tăng cao. 

Bằng cách truyền cảm hứng cho người nghe, nhà lãnh đạo trở thành hình mẫu mà mọi người hướng đến và muốn ở bên. Khách hàng sẽ muốn làm ăn họ, nhân viên sẽ muốn làm việc với họ và các nhà đầu tư sẽ muốn hỗ trợ họ. Tất cả bắt đầu với việc làm chủ ngôn ngữ thúc đẩy động lực.
 

Theo amanet

 
 
 

 

 

 

 

 

GLP_vi-2.png

Làm sao để một công ty TỐT trở thành công ty TẦM VÓC?

Đây là trăn trở cũng là khát khao cháy bỏng của nhiều doanh nhân và doanh nghiệp!
Lời đáp nằm ở Chương trình GLP do PACE và 05 đối tác danh tiếng toàn cầu cùng phối hợp

triển khai bằng tiếng Việt, có thể học hoàn toàn tại Việt Nam hoặc học tại Việt Nam & Hoa Kỳ.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN NGAY