seo.in-house.page-title seo.in-house.page-title
KHAI GIẢNG: 19/05/2024 TẠI TP.HCM

HIỂU ĐÚNG VỀ “ĐỔI MỚI”

Tiến sĩ Dave Richards là người đã đưa ra một cách hiểu mới về khái niệm “Đổi mới” này. Để làm được điều này, ông tập trung vào giá trị cảm nhận hơn là một điều gì mới mẻ hoặc về tính ứng dụng thương mại của nó.

Có rất nhiều những tổ chức đang đề cập đến “Đổi mới”, nhưng họ lại chưa chắc rằng mình đã thực sự hiểu đúng bản chất của nó chưa. Điều này khiến một số người kết luận rằng đây là một từ ngữ thông dụng mà không có bất kỳ một cuộc trao đổi nghiêm túc nào về nó. Và rồi, họ đã bỏ lỡ một sự thật quan trọng.

Sự thấu hiểu sâu sắc về “Đổi mới” sẽ cho phép các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp trên toàn cầu thiết lập và duy trì hiệu suất vượt trội, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh và các chiến lược mang giá trị thành công lâu dài. Và thật sự là một nguy cơ cho bất kỳ nhà lãnh đạo hoặc doanh nghiệp nào chọn bỏ qua cuộc trao đổi nghiêm túc để làm rõ về “Đổi mới”. Thay vào đó, các cụm từ như "đổi mới hay là chết" sẽ bắt xuất hiện trong tâm trí họ.
 

Thiet-ke-khong-ten-14.png
Đổi mới có phải là sự thương mại hóa thành công ý tưởng?
(Photo freepik)

 

Định nghĩa “Đổi mới”

Có ai biết rằng định nghĩa “chính thức” về sự đổi mới hầu hết là xuất phát từ các chính phủ trong việc đo lường và giám sát các cấp độ đổi mới tại quốc gia và khu vực của họ không?

Trong suốt thời gian dài, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đã tuyển chọn và chiêu mộ hàng trăm học giả và công chức tại Oslo - một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới để tìm ra định nghĩa “chính thức” của đổi mới. Và kết quả của Oslo Manual về sự đổi mới là: “Sự kết nối giữa doanh nghiệp và một điều mới mẻ của thị trường”. Định nghĩa này là một thiếu sót nghiêm trọng vì 3 lý do:
 

  1. Không công bằng nếu chỉ có “doanh nghiệp” mới được đổi mới, trong khi đó hầu hết mọi người đều hy vọng rằng tất cả các tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận (tổ chức từ thiện) đều có thể đổi mới.
  2. Chúng ta có nên thực sự chấp nhận rằng bất cứ điều gì “mới” đều là sự đổi mới?
  3. Bổ sung cho mục 1, bởi vì theo định nghĩa của Oslo Manual là chỉ có các doanh nghiệp mới được đổi mới, vậy thì những người dùng đều trở nên “vô nghĩa” trong sự đổi mới, họ không được phép thúc đẩy hay đóng góp vào bất kỳ sự đổi mới nào, mặc dù một số nghiên cứu cho thấy người dùng thường là người đầu tiên đưa ra các ý tưởng đổi mới và họ thường xuyên cung cấp những thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp cải tiến sản phẩm.

 


Nhưng may mắn thay, có rất nhiều định nghĩa rõ ràng hơn về sự đổi mới được đưa ra bởi các chuyên gia khác. Điển hình như:
 

 

  • Năm 1985, Drucker đã đưa ra lời giải thích: “Đổi mới là công cụ cụ thể của tinh thần kinh doanh. Đó là hành động cung cấp cho các nguồn lực một khả năng mới để tạo ra thứ giá trị hơn”.
  • Năm 1988, Ijuri và Kuhn bày tỏ: “Điểm khởi đầu cho sự đổi mới là nảy sinh các ý tưởng sáng tạo. Còn đổi mới là quá trình đưa những ý tưởng đó ra thị trường hoặc biến chúng trở nên hữu ích”.
  • Năm 2006, Kelley và Littman mô tả đổi mới là: Ý tưởng mới - cộng hưởng với sự thực thi - dẫn đến cải tiến, thu được lợi nhuận”.
  • Năm 2007, Vaitheeswaran nói rằng:Các sản phẩm mới, quy trình kinh doanh và những thay đổi hữu cơ tạo ra của cải hoặc phúc lợi xã hội”.
  • Vào năm 2019, Barba đã định nghĩa đổi mới là: Thứ gì đó mới hoặc khác biệt mang lại giá trị cho thế giới, với tiêu chí chính là tôi sẽ không đổi mới nếu tôi không cải thiện cuộc sống của mọi người”.
 
Thiet-ke-khong-ten-15.png
Chúng ta có nên thực sự chấp nhận rằng bất cứ điều gì “mới” đều là sự đổi mới?
(Photo freepik)

 

Đổi mới có phải là sự thương mại hóa thành công ý tưởng?

Rõ ràng đây là thước đo thành công về sự đổi mới tại các doanh nghiệp thương mại. Nhưng nhấn mạnh lại, điều này không bao gồm các doanh nghiệp phi thương mại và lợi ích của người dùng. Vậy nó thật sự đúng nếu chỉ đề cập đến sự thương mại hoá?

Rõ ràng là chúng ta cần nghĩ sâu sắc hơn về việc thương mại hoá và tạo ra của cải để nhắm đến tiện ích và phúc lợi. Nhưng liệu chúng ta có đòi hỏi quá nhiều trong việc định nghĩa chính xác về “Đổi mới” không? Có đúng không nếu chúng ta đưa ra một khái niệm và đưa vào đó tất cả những lợi ích ta muốn, bao gồm sự thương mại hoá thành công, giá trị vật chất và những phúc lợi khác?

Nếu chỉ đưa ra khái niệm giá trị thì những điều trên sẽ không là quá đáng, bởi nó được định nghĩa theo cách không giới hạn theo suy nghĩ của con người về sự đổi mới. “Giá trị” ở đây được hiểu bởi một cấu trúc tâm lý toàn diện mà không nghĩ đến tiện ích thật sự. Theo tâm lý này, con người có thể tự do đưa ra những đánh giá cao hơn và đặt ra những gì mà họ coi trọng, bao gồm những thứ không thật sự hữu ích.


Xác định giá trị

Giá trị là một trải nghiệm hoặc nhận thức tâm lý. Giá trị không phải là tuyệt đối và nó không tương đương với tiền bạc. Xét cho cùng, tiền là một nhu cầu của con người được tạo ra để cho phép trao đổi thương mại, buôn bán. Nhưng nếu nghĩ về nó, ngay cả khi tiền được làm bằng kim loại quý, thì chẳng có gì vốn có giá trị về nó, ngoài giá trị mà mọi người đặt vào nó dựa trên kỳ vọng của họ về cách họ có thể sử dụng nó. Vì vậy, ngay cả khái niệm về tiền cũng là tâm lý, và giá trị mà con người đặt trên các hình thức tiền tệ khác nhau cũng dựa trên nhận thức, kỳ vọng, hy vọng và sợ hãi của họ - đó là tất cả các hiện tượng tâm lý.

Dựa vào những thứ đề cập ở trên, một định nghĩa mới được đưa ra: Đổi mới là việc nhận ra giá trị mới được tạo ra bởi sự trải nghiệm, và là kết quả của việc thực hiện các ý tưởng (của bản thân hoặc của người khác) để tạo ra giá trị.

Sự thống nhất thước đo giá trị là rất quan trọng đối với các cuộc trao đổi về đổi mới, xây dựng và thực hiện các chiến lược đổi mới và tất nhiên là đánh giá kết quả đổi mới. Nhưng như đã đề cập ở trên, nếu chúng ta chỉ tập trung vào tiền bạc như thước đo giá trị, chúng ta có thể bỏ lỡ những sắc thái rất quan trọng.

Các tổ chức hàng đầu đã rút ra bài học thước đo về trải nghiệm khách hàng, và về lòng trung thành (ví dụ như điểm số của người quảng cáo ròng) và sự yêu thích (thương hiệu, sản phẩm, v.v.) có thể rất quan trọng để dự đoán và đo lường sự thành công hay thất bại. Bốn khái niệm chính cần ghi nhớ là: chất lượng đầu vào được quyết định bởi  chất lượng đầu ra; không phải tất cả những thứ có thể đo được đều quan trọng; không phải tất cả những thử quan trọng đều có thể đo lường được; và luôn phải cẩn trọng trong từng chi tiết nhỏ.

*Tiến sĩ Dave Richards là người đồng sáng lập Phòng thí nghiệm đổi mới MIT
 

Nguồn: peoplemanagement
 
 
 

GLP_vi-2.png


Chương trình lãnh đạo hội tụ tinh hoa quản trị của thế giới,
do PACE và các đối tác danh tiếng toàn cầu phối hợp triển khai
bằng tiếng Việt cho doanh nhân Việt. Hoàn tất chương trình, các Học viên
sẽ được cấp Chứng chỉ GLP cùng với Chứng chỉ Mini-MBA
của Đại học George Washington.

 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN NGAY