DOANH NGHIỆP NHỎ LÀM SAO ĐỂ ĐỐI ĐẦU VỚI CÁC “ÔNG LỚN”?

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, liệu lãnh đạo có tin mình có thể tham gia vào cuộc chiến, nơi mà chỉ những “ông lớn” giao tranh với nhau? Nếu có, thì làm sao để giành phần thắng?

Chirag Kulkarni (Giám đốc Bộ phận thuộc Medly Pharmacy) đã cho biết điều này trong một bài viết trên Entrepreneur: “Dù bản thân lãnh đạo có tin rằng mình có thể hay không thì điều đó vẫn có thể xảy ra. Chính cuộc cách mạng 4.0 đã mở ra nền kinh tế với nhiều thị trường và thị phần, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể cạnh tranh với những doanh nghiệp hàng đầu. Theo đó, những doanh nghiệp này hoàn toàn có thể sử dụng những “chiêu thức” mới, những loại vũ khí mới để chiến đấu và chiến thắng những “gã khổng lồ” trong cuộc chiến có vẻ như không hề cân sức.”

Bằng cách sử dụng những giải pháp, trang bị những công cụ để thực sự thấu hiểu khách hàng & nhu cầu thị trường để doanh nghiệp dù quy mô nhỏ vẫn có thể tạo nên sự khác biệt và chiến thắng các đối thủ lớn.

Dưới đây là một số bí quyết cạnh tranh giúp các doanh nghiệp nhỏ thắng thế trước các thương hiệu lớn, theo Chirag Kulkarni:

1. Nghĩ nhỏ và thắng lớn

Khi doanh nghiệp không đủ nguồn lực để tham gia vào những “trận đánh” lớn, hãy đầu tư tối đa vào một phần nhỏ nhất định. Càng tập trung vào một phần đó, doanh nghiệp càng dễ cạnh tranh hơn ở chuyên môn của mình. Chẳng hạn, thay vì tốn nhiều chi phí cho việc quảng bá sản phẩm “giày dép”, hãy tinh lược mà chỉ tập trung quảng bá cho một sản phẩm được yêu thích nhất của doanh nghiệp mình.

Điển hình như trường hợp của Netflix, hiện tại doanh nghiệp này đã là một “gã khổng lồ” trong ngành dịch vụ truyền hình trực tuyến, nhưng thực tế lúc mới ra đời hãng cũng chỉ là một doanh nghiệp nhỏ khi so sánh với “đại gia” Blockbuster thời điểm đó. Năm 2000, Blockbuster lắc đầu trước thương vụ mua lại Netflix với giá 50 triệu USD. Và rồi trong những năm 2000, doanh thu dần sụt giảm. Đến năm 2010, Blockbuster nộp đơn phá sản.

Vào tháng 6 năm 2017, trong một bài phỏng vấn trên Recode, Reed Hastings (CEO Netflix) đã nói về cách mà công ty ông có thể tiếp tục cạnh tranh với Amazon nhờ vào việc tập trung tối đa vào một ngách nhỏ để xây dựng sự kết nối cảm xúc với những thị trường quan trọng: “Chúng tôi sẽ không bao giờ giỏi bằng họ ở những thứ mà họ đang phấn đấu đạt được. Hãy nghĩ về điều này như là, họ đang cố gắng để trở thành Walmart, còn chúng tôi cố gắng để trở thành Starbucks. Vì vậy, hãy tập trung tối đa vào một thứ mà chúng ta cực kỳ đam mê.”
 
17-04-2019--1-.png

2. Hợp tác với những “liên minh” quan trọng

Những doanh nghiệp lớn không chỉ sẵn sàng hợp tác với những doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực hoạt động mà còn chủ động theo đuổi những cơ hội này. Chính sự hợp tác này sẽ giúp các doanh nghiệp lớn đạt được những kỹ năng mới, tìm ra những giải pháp tốt hơn cho các dự án nội bộ, hoặc thúc đẩy những công nghệ thế hệ mới trong ngành công nghiệp mình đang tham gia.

Những doanh nghiệp công nghệ đặc biệt cởi mở với cách tiếp cận này. Như Microsoft có hẳn một chương trình hợp tác “Reach customers”, hỗ trợ các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực marketing và dịch vụ khách hàng, chỉ nhằm mục đích giúp phát triển dịch vụ tương tác khách hàng của các doanh nghiệp nhỏ hơn.

Khi hợp tác với các "đại gia", các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài việc có thể mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm mà còn được học hỏi được những bài học về chiến lược, sứ mệnh đầy giá trị thực tế.

3. “Tái tạo” những thứ đã không còn phù hợp

Trong lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động, có những vấn đề gì chưa từng được giải quyết hiệu quả? Việc gì mà doanh nghiệp đã thử rất nhiều lần mà vẫn chưa thành công? Hãy tập trung tìm hiểu nguyên nhân do đâu và từ đó đưa ra hướng giải quyết, thật tốt nếu dám từ bỏ cái “cũ” để tái tạo ra cái mới.

Điển hình như trường hợp của Tophatter (một ứng dụng mua sắm khám phá trên thiết bị di động), họ không theo lối mòn như các doanh nghiệp đối thủ đã làm mà họ chọn hướng đi khác, đầy rủi ro hơn nhưng họ đã thành công, khi tìm ra cách để biến thương mại điện tử thành một trò chơi vui nhộn. Theo đó, khách hàng sẽ được tham gia đấu giá trực tuyến các sản phẩm đồ trang sức, đồ điện tử, hàng gia dụng… trong mỗi 90 giây. Họ sẽ chỉ phải thanh toán khi giành chiến thắng. Các hạng mục sản phẩm mới sẽ được thêm vào sau mỗi 90 giây.

Chính sự thay đổi này đã giúp Tophatter tạo nên điểm khác biệt lớn so với các doanh nghiệp thương mại điện tử khác, Andrew Blachman (giám đốc điều hành của hãng cho biết). “Chúng tôi không cạnh tranh nhiều với các doanh nghiệp lớn. Chúng tôi muốn trở thành một điều gì đó khách hàng có thể làm khi phải dành ra 2 phút để xếp hàng chờ thanh toán ở một cửa hàng, hoặc 10 phút trong khi chờ con cái họ chơi xong một trận bóng. Chúng tôi muốn khách hàng nghĩ rằng mua sắm là một điều gì đó thực sự vui vẻ.”
 
17-04-2019--2-.png

4. Chấp nhận rủi ro để chứng minh năng lực

Chứng tỏ giá trị của doanh nghiệp mình cho khách hàng không phải việc dễ dàng, nhưng khi các đối thủ cạnh tranh cứ liên tục áp đảo và lấn át, buộc lãnh đạo cũng phải đưa ra những động thái mạnh mẽ để khẳng định giá trị của tổ chức mình.
Các nhà sáng lập Strategic Growth Investment Management đã nói về việc họ đang dùng cách này để cạnh tranh trong ngành tài chính. Không chỉ trao quyền nhiều hơn cho đội ngũ bằng cách loại bỏ bớt vai trò người trung gian trong một giao dịch tư vấn tài chính, họ còn thực hiện một thay đổi lớn so với các công ty khác: chỉ tính phí khi những khoản đầu tư của khách hàng phát huy hiệu quả trên thị trường.

5. Tận dụng "lợi thế" quy mô nhỏ

Lợi thế của doanh nghiệp nhỏ là lãnh đạo có thể thực sự biết thị trường mục tiêu và khách hàng của mình. Đây là điểm mạnh khiến doanh nghiệp có thể kiếm được nhiều khách hàng hơn. Hãy chú ý nhiều hơn đến việc cải thiện trải nghiệm của từng người dùng đối với thương hiệu của tổ chức mình và dùng những thông tin đó để cá nhân hóa trải nghiệm người dùng theo cách mà Amazon hay Google không thể làm được vì đối tượng khách hàng của họ quá rộng.
Theo Entrepreneur

 

 

 

 

 

GLP_vi-2.png

Làm sao để một công ty TỐT trở thành công ty TẦM VÓC?

Đây là trăn trở cũng là khát khao cháy bỏng của nhiều doanh nhân và doanh nghiệp!
Lời đáp nằm ở Chương trình GLP do PACE và 05 đối tác danh tiếng toàn cầu cùng phối hợp

triển khai bằng tiếng Việt, có thể học hoàn toàn tại Việt Nam hoặc học tại Việt Nam & Hoa Kỳ.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN NGAY