seo.in-house.page-title seo.in-house.page-title
KHAI GIẢNG: 19/05/2024 TẠI TP.HCM

“ĐIỂM TẮT NGHẼN” TRONG DOANH NGHIỆP

Kể từ thời chiến tranh lạnh, các doanh nghiệp đã xây dựng những cơ sở hạ tầng toàn cầu đáng kinh ngạc. Những con đường số hóa dịch chuyển khối lượng lớn vốn và dữ liệu trên toàn thế giới, trong khi các chuỗi cung ứng đan xen qua biên giới của các quốc gia trong mạng lưới tương mại. Một hệ thống phức tạp giữ cho nền kinh tế thế giới vận hành trơn tru, nhưng cũng không dễ dàng để có thể đánh giá thấp, bởi vì phần lớn hệ thống này đều ẩn mình.
 
Cho dù mạng lưới này dường như đã xuất hiện nhiều tình trạng dư thừa nhân lực và bị phi tập trung hóa, vẫn còn đó nhiều điểm tắt nghẽn đáng kể. Tài chính toàn cầu dựa vào một tổ chức ở Bỉ để sắp xếp phần lớn các giao dịch giữa ngân hàng. Các cơ sở vật chất lưu trữ thông tin điện toán đám mây (cloud) thường được đặt tại Mỹ. Chuỗi cung ứng phức tạp có thể bị phụ thuộc vào một vài thành phần, như chips Qualcomm được sử dụng cho những thiết bị sử dụng hệ điều hành Android.
 

Những điểm tắc nghẽn này đã để cho những cơ sở hạ tầng “có vẻ” trung lập bị điều khiển bởi những chính phủ nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược của họ. Sự thúc đẩy của Trung Quốc và thiết bị 5G đã tạo nên sự lo lăng cho chính các nước phương Tây vì có thể giúp Trung Quốc truy cập vào những phần then chốt của hệ thống truyền thông toàn cầu. Nhật Bản gần đây hạn chế xuất khẩu vào Hàn Quốc ba hoá chất cốt yếu để sản xuất linh kiện bán dẫn, vì bất đồng về chính trị với Seoul. Và Mỹ đã rất xông xáo khai thác sự kiểm soát của mình về cấu trúc kỹ thuật để thương mại toàn cầu có thể diễn ra.
 
Ngày nay, rủi ro chính trị mà các doanh nghiệp phải đối mặt với không đi đến chỉ từ những nước đang phát triển với khả năng đột ngột thay đổi quy luật thị trường hoặc quốc hữu hoá tài sản. Nó đến từ những quốc gia lớn, giàu có, những người có khả năng chuyển đổi mạng kinh tế thành vũ khí chính trị. Đây là những điều có khả năng xảy ra cao. Một nhà sản xuất công nghệ không thể mua được những vi mạch tinh vi chắc chắn sẽ gặp rắc rối lớn. Những doanh nghiệp kiểm soát được các trung tâm kỹ thuật số và được trưng dụng bởi quốc gia có thể gây thiệt hại về mặt danh tiếng. Những gã khổng lồ về công nghệ như Google và Facebook, chẳng hạn, chịu tác động tại thị trường nước ngoài sau khi Edward Snowden tiết lộ rằng họ đã hợp tác với Mỹ để giám sát hoạt động.
 
Các doanh nghiệp toàn cầu có thể làm gì để tự bảo vệ mình?  Điểm mấu chốt đó là hiểu cụ thể về hệ thống mà doanh nghiệp của bạn đang phụ thuộc và sau đó tạo ra một chiến lược để đối phó với những khả năng có thể xảy ra. Nhưng để bắt đầu, những nhà điều hành cần phải chấp nhận thực tế rằng thế giới và đặc biệt là vai trò của các quốc gia đã thay đổi.
 

VAI TRÒ MỚI CỦA MỸ

Để hiểu mọi thứ đã thay đổi như thế nào, hãy xem xét các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), có trụ sở tại Bỉ, điều hành một dịch vụ nhắn tin tài chính an toàn được sử dụng cho hầu hết các giao dịch tài chính toàn cầu. Vào năm 2012, chính quyền Obama và Liên minh châu Âu đã sử dụng điểm nghẽn này để ép buộc Tehran phải nhượng bộ chương trình hạt nhân của mình. Họ đã tách các tổ chức tài chính của Iran ra khỏi SWIFT vào năm 2012 nhưng sau đó đã khôi phục quyền truy cập sau khi thỏa thuận hạt nhân được thực hiện vào năm 2015.
 
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình, Donald Trump đã lên tiếng phản đối thỏa thuận với Iran. Bất chấp những nỗ lực tuyệt vọng của các chính trị gia châu Âu để cứu vãn tình hình, Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận này vào năm 2018 và sau đó đơn phương khôi phục các lệnh trừng phạt khiến cho việc mua dầu từ Iran trở nên bất hợp pháp. Bất kỳ ngân hàng nào, kể cả các ngân hàng nước ngoài, tạo điều kiện cho các giao dịch đó có thể phải đối mặt với các khoản trừng phạt của Mỹ. BNP Paribas và những ngân hàng khác đã phải chịu hàng tỷ đô tiền phạt vì vi phạm lệnh trừng phạt lần trước. Trích dẫn rủi ro rằng từ việc các khoản tiền phạt mới cùng các giao dịch của Iran có thể gây mất cân bằng cho hệ thống tài chính, SWIFT cảm thấy không có lựa chọn nào khác ngoài việc cắt đứt quyền truy cập của các ngân hàng Iran vào năm 2018.
Gần đây, chính phủ Mỹ đã đưa vào danh sách đen gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei. Các tập đoan Mỹ đã hi vọng Mỹ sẽ đưa ra lệnh cấm Huawei bán ra sản phẩm tại thị trường nội địa của Mỹ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp trong cộng đồng kinh doanh đã không lường trước được quyết định hạn chế xuất khẩu công nghệ của Mỹ cho Huawei, khiến sự tồn tại của công ty này trở nên nguy khó và đặt sự bất định vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Huawei ước tính rằng hơn 1.200 công ty Mỹ sẽ mất hợp đồng mua bán với họ. Google đã cảnh báo rằng họ sẽ không cung cấp hệ điều hành Android cho điện thoại Huawei mới và Microsoft tạm thời ngừng bán máy tính xách tay Huawei trong cửa hàng trực tuyến của mình. Điều này đã khiến Trung Quốc đe dọa sẽ hạn chế việc bán kim loại đất hiếm cần thiết cho các công ty công nghệ của Mỹ và bắt đầu xây dựng danh sách đen các công ty nước ngoài của riêng mình. FedEx có nguy cơ bị đưa vào danh sách đó, bởi vì chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng công ty đã cố tình định tuyến lại các gói hàng của Huawei từ các quốc gia khác ở châu Á đến Mỹ thay vì Trung Quốc.

MỘT TRÒ CHƠI MỚI TRONG KINH DOANH
Mọi thứ đang thay đổi nhanh chóng với những vai trò mới

MỘT TRÒ CHƠI MỚI

Khi các quốc gia hùng mạnh khác phản ứng và thậm chí mô hình hóa chiến lược của Mỹ, một cuộc chiến đang lặng lẽ được tiến hành thông qua quan hệ sản xuất và các mối quan hệ kinh doanh. Các quan chức Mỹ lo ngại rằng các thành phần linh kiện do Trung Quốc sản xuất có thể bị theo dõi và sau đó được triển khai trong các hoạt động giám sát hoặc thậm chí phá hoại. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo ngại rằng Mỹ sẽ sử dụng vở kịch ZTE chống lại nhiều công ty Trung Quốc hơn. Họ lo lắng rằng Mỹ coi sức mạnh kinh tế của Trung Quốc là mối đe dọa an ninh và sẽ làm mọi thứ có thể để cản trở và thậm chí làm tê liệt nền kinh tế Trung Quốc. Đây là một trong những lý do mà họ đã cố gắng tăng tốc khả năng phát triển và sản xuất chip tiên tiến: để họ có thể không cần đến lòng thương xót của chính phủ Mỹ.
 
Mặc dù Liên minh châu Âu đã chính thức xác định Trung Quốc là đối thủ và bắt đầu chú ý nhiều hơn đến các thương vụ mua lại của Trung Quốc, nhưng các quốc gia châu Âu vẫn còn ít hiếu chiến với Trung Quốc hơn so với Mỹ. Thực tế, họ bắt đầu tạo ra những cách để làm việc xung quanh sức mạnh kinh tế của Mỹ và thậm chí có thể phản đối nó. Chẳng hạn, người châu Âu đã bắt đầu thử nghiệm các kênh tài chính thay thế ít chịu áp lực từ Mỹ. Năm 2019, chính phủ Pháp, Đức và Vương quốc Anh đã cùng nhau tạo ra một hệ thống trao đổi quốc tế, được gọi là Instex, cung cấp một phương thức thanh toán thay thế nhằm cắt giảm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Instex đã gặp vấn đề nhỏ ban đầu, và thương mại giữa Iran và châu Âu là không đáng kể, nhưng thử nghiệm của châu Âu có thể cung cấp cho họ công cụ để chống lại các lệnh trừng phạt của Mỹ trong tương lai đối với các nước quan trọng hơn về kinh tế, như Nga.

CHIẾN LƯỢC MỚI
Cần những chiến lược mới khi nhiều doanh nghiệp vẫn là độc tôn trong lĩnh vực

THẤU HIỂU SỰ XUẤT HIỆN CỦA DOANH NGHIỆP

Các công ty nằm ở điểm tắc nghẽn có nguy cơ trực tiếp nhất. Hệ điều hành Android của Google, kênh thanh toán Visa, dịch vụ chuyển phát nhanh và dịch vụ hậu cần của FedEx và các chip Qualcomm đều mang lại lợi nhuận cao vì họ ở trung tâm của các mạng lưới mua bán toàn cầu rộng lớn mà mọi người đều muốn tham gia. Kiểm soát thị trường luôn luôn là một mỏ vàng. Và bây giờ, nó cũng là một lỗ hổng chính trị, tạo ra sự phụ thuộc mà các chính phủ hùng mạnh có thể muốn khai thác cho mục đích an ninh quốc gia.
 
Các công ty nằm ở điểm tắc nghẽn mới nổi có khả năng cũng chịu áp lực. Đằng sau vụ kiện của Hoa Kỳ chống lại Huawei là một nỗi sợ hãi đơn giản: rằng nước Mỹ sẽ mất quyền kiểm soát đối với mạng 5G và internet vạn vật (IoT). An ninh của Mỹ sẽ bị đe dọa trong một thế giới nơi mọi người đều phụ thuộc vào công nghệ truyền thông của Trung Quốc. Xây dựng một điểm thắt mới, dù bạn có biết hay không, sẽ đưa bạn vào tầm ngắm.
 

GIẢM THIỂU RỦI RO

Xác định rủi ro chỉ là bước đầu tiên. Khi nền kinh tế toàn cầu tránh xa thương mại mở, các công ty cần có các chiến lược và mối quan hệ mới để cân bằng hiệu quả kinh tế với an ninh. Các công ty về cơ bản có ba sự lựa chọn: hợp tác, chống lại hoặc giáo dục.
 
Một số công ty có thể không nhiệt tình hợp tác và quyết định đẩy lùi. Apple, ví dụ, là một mục tiêu hấp dẫn. Hệ điều hành iOS có khả năng là một trung tâm quan trọng để giám sát, cho phép các chính phủ tìm hiểu những gì mọi người đang nói với nhau. Đây là một lý do khiến Apple cố gắng thiết kế hệ thống để khiến cho bất kỳ ai, ngay cả chính Apple cũng không thể truy cập vào điện thoại mà không có mật khẩu người dùng.
 
Một khi mà những nơi mà toàn cầu hóa chưa thể tiếp cận, đó là nơi nguy hiểm về mặt chính trị. Hiện tại, rủi ro chính trị mới được tìm thấy ngay tại trung tâm của nền kinh tế toàn cầu. Rủi ro đến từ chính cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho doanh nghiệp toàn cầu, mà các quốc gia hùng mạnh đang sử dụng như một vũ khí. Các nhà điều hành không hiểu thế giới mới này có khả năng gặp rắc rối nghiêm trọng.

Nguồn: HBR

 

 

GLP_vi-2.png


Chương trình lãnh đạo hội tụ tinh hoa quản trị của thế giới,
do PACE và các đối tác danh tiếng toàn cầu phối hợp triển khai
bằng tiếng Việt cho doanh nhân Việt. Hoàn tất chương trình, các Học viên
sẽ được cấp Chứng chỉ GLP cùng với Chứng chỉ Mini-MBA
của Đại học George Washington.

 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN NGAY