seo.in-house.page-title seo.in-house.page-title
KHAI GIẢNG: 19/05/2024 TẠI TP.HCM

6 BƯỚC ĐỂ CHIẾN LƯỢC KHÔNG NẰM TRÊN GIẤY

Tại sao nhiều nhà lãnh đạo vẫn mắc phải sai lầm khi lập chiến lược? Thường chúng ta sẽ gặp những tập tài liệu bắt đầu với với một tuyên bố "tầm nhìn", sau đó là "chủ đề chiến lược", tiếp theo là một danh sách các "mục tiêu chiến lược” và xen kẽ với kết quả mong muốn.
Đó là một vòng luẩn quẩn, không có giá trị về mặt “chiến lược” thật sự!

Vấn đề này xảy ra vì thiếu một "phương pháp" hiệu quả - một quy trình có hệ thống, được thiết lập để thực hiện từng bước. Dưới đây là kỹ thuật 6 bước lập chiến lược hiệu quả đã được Graham Kenny - Giám đốc điều hành của Strategic Factors đúc kết qua nhiều năm làm việc và giảng dạy.

Bước 1: Xác định các bên liên quan

Có thể nhiều người nghĩ đây là công việc dễ dàng, nhưng hãy cẩn thận! Ví dụ trong một doanh nghiệp nhỏ, như một cửa hàng tiện lợi, các bên liên quan có thể là: khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp và chủ sở hữu. Nhưng sau đó nhà lãnh đạo dần nhận ra rằng một số nhân viên cũng đồng thời là chủ sở hữu và sự phức tạp cứ thế tăng dần.

Bí quyết ở đây là xác định cụ thể vai trò của các bên liên quan. Cùng một nhóm các bên liên quan có thể có nhiều hơn một vai trò. Ví dụ trong một công ty phân phối sữa và các sản phẩm làm từ sữa, người nông dân đóng hai vai trò: người cung cấp và cổ đông của công ty. Các bên liên quan khác bao gồm các nhà phân phối; khách hàng-bán lẻ; khách hàng-công nghiệp / dịch vụ thực phẩm, người tiêu dùng, và nhân viên. Một khi đã xác định chính xác các bên liên quan, hãy sang bước 2.
 

Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu

Điều quan trọng tiếp theo là xác định khách hàng mục tiêu trước khi tiếp tục làm bất cứ việc gì. Ví dụ, công ty kế toán quốc tế KPMG: Khách hàng mục tiêu của họ không phải là những bậc phụ huynh hay các doanh nghiệp nhỏ cần trợ giúp về công tác kiểm toán, cũng không phải là các công ty cỡ trung với ngân sách hạn chế. KPMG tập trung nhắm vào các tập đoàn và chính phủ lớn.

Việc xác định cụ thể khách hàng mục tiêu mang lại ý nghĩa to lớn, bao gồm cả việc giúp xác định các nhóm liên quan khác. Ví dụ, KPMG chỉ thuê nhân viên đủ điều kiện để cung cấp dịch vụ cho các khách hàng lớn như chính phủ và các tập đoàn. Kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp phải nhắm đến đối cụ thể, không thể chung chung kiểu phù hợp với tất cả mọi người. Vì vậy, hãy dành thời gian xứng đáng để xác định rõ ràng khách hàng mục tiêu.

Bước 3: Xác định điều tổ chức muốn nhận được từ mỗi nhóm liên quan

Bước thứ ba đòi hỏi nhà lãnh đạo phải tìm ra những gì tổ chức muốn đạt được từ mỗi nhóm đối tác để có thể phát triển. Đối với một số nhà quản lý, có thể họ nghĩ rằng điều này dường như là một việc không cần thiết, vì họ suy nghĩ theo mặt vận hành, thay vì là chiến lược. 

Lấy trường hợp của một công ty kiến ​​trúc mà Graham Kenny - Giám đốc điều hành của Strategic Factors đã tư vấn gần đây. Ông cho biết, đội ngũ nhân sự và quản lý cấp cao của công ty này phải có góc nhìn khác để xác định những điều giúp nhân viên hài lòng. Nhưng họ đã không chú ý đến điều này và thất bại trong việc đo lường tác hại. Và khi áp dụng phương pháp sáu bước này, những kết quả được xác định là “giảm tỉ lệ nghỉ việc, tăng năng suất và khuyến khích đổi mới.” Các chỉ số đã được phát triển để theo dõi, và các mục tiêu đã được thiết lập trước khi tiếp tục.
 
GLP.png

Bước 4: Xác định kết quả mà các bên liên quan muốn nhận được từ tổ chức

Bước thứ tư là xác định điều các bên liên quan muốn nhận được từ tổ chức. Đây là những tiêu chí quan trọng mà các bên liên quan sử dụng khi tương tác với doanh nghiệp của nhà lãnh đạo. Ví dụ, chúng có thể bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng (khách hàng), làm việc (nhân viên), cung cấp (nhà cung cấp) hoặc đầu tư vào tổ chức (cổ đông).

Điều quan trọng là nhà lãnh đạo biết mong muốn của các bên liên quan - tập trung vào quan điểm của đối phương, chứ không phải của riêng bản thân. Điều này có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm: phỏng vấn sâu các bên liên quan, lắng nghe câu chuyện của các bên liên quan về trải nghiệm của họ với sản phẩm / dịch vụ của tổ chức, theo dõi những phản hồi qua hệ thống khiếu nại và đề xuất, và thậm chí là trò chuyện ngẫu nhiên với các bên liên quan.
 
Ví dụ: tại nhà sản xuất máy điều hòa không khí chuyên dụng cho phòng máy tính, “dịch vụ khách hàng” như nhà lãnh đạo mong đợi có nghĩa là “xử lý các yêu cầu và giải quyết khiếu nại”. Nhưng nghiên cứu cho thấy “dịch vụ khách hàng” theo kỳ vọng của các bên liên quan có nghĩa là đáp ứng các giá trị cộng thêm trong tâm trí người dùng, cụ thể là "hỗ trợ kỹ thuật trước và sau bán hàng". Nắm bắt với mức độ đầy đủ các kỳ vọng của khách hàng sẽ dẫn đến cái nhìn sâu sắc thúc đẩy chiến lược của công ty.

Bước 5: Thiết kế chiến lược

Thiết kế chiến lược bao gồm việc quyết định vị trí của tổ chức dựa trên các yếu tố chiến lược được xác định cho từng nhóm đối tác chính. Điều này được định hình bởi các mục tiêu nhà lãnh đạo đã đặt ra cho tổ chức của mình, kiến ​​thức thu thập được về nhu cầu hiện tại và tương lai của các bên liên quan. Các bên liên quan có thể là những nhà chiến lược tuyệt vời, nên liên kết với họ trong quá trình thiết kế chiến lược.

Bước 6: Liên tục cải tiến

Cần lưu ý rằng, bất kể nhà lãnh đạo quyết định làm gì thì vẫn không thể chắc chắn về kết quả một khi bắt đầu hành động. Ví dụ, nhà lãnh đạo không thể chắc chắn rằng việc tăng cường hỗ trợ kỹ thuật trước và sau bán hàng sẽ mang lại nhiều doanh thu hơn. Hãy chuẩn bị để liên tục điều chỉnh. Cần duy trì tính linh động và khuyến khích sự đổi mới, kể cả việc chuẩn bị để sẵn sàng thay đổi.

Các tổ chức thực hành phương pháp tiếp cận 06 bước thiết kế chiến lược này sẽ thu được những kết quả khả quan.

Theo Graham Kenny, Harvard Business Review
 

 

 

 

GLP_vi-2.png

Làm sao để một công ty TỐT trở thành công ty TẦM VÓC?

Đây là trăn trở cũng là khát khao cháy bỏng của nhiều doanh nhân và doanh nghiệp!
Lời đáp nằm ở Chương trình GLP do PACE và 05 đối tác danh tiếng toàn cầu cùng phối hợp

triển khai bằng tiếng Việt, có thể học hoàn toàn tại Việt Nam hoặc học tại Việt Nam & Hoa Kỳ.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN NGAY