seo.in-house.page-title seo.in-house.page-title
KHAI GIẢNG: 19/05/2024 TẠI TP.HCM

5 THÁCH THỨC TRONG ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP VÀ CÁCH KIỂM SOÁT


Để tiếp tục trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, đòi hỏi phải có năng lực tập trung và động lực thúc đẩy, tuy nhiên đây cũng là những yếu tố mà nhiều doanh nghiệp đã không thể duy trì.
 
Một nhà lãnh đạo kinh doanh nên là người đi đầu trong chiến lược hay sẽ là người kiểm soát và theo dõi chiến lược? Thực tế thì hầu hết các CEO hiện nay sẽ là người đi đầu, nhưng khi đào sâu vào quá trình, họ lại là những người kiểm soát và theo dõi hiệu quả nhất, điều này được hình thành bởi những thách thức trong việc đổi mới doanh nghiệp trong thời đại kỹ thuật số.

Sự thay đổi nhanh chóng của thời đại đòi hỏi tính cam kết và sự trau dồi văn hóa thích ứng ở tất cả các cấp trong doanh nghiệp.

Thực tế này đã được nêu rất chi tiết trong một cuốn sách “Fast Times”, cuốn sách này được biên soạn bởi các đối tác của McKinsey Arun Arora, Peter Dahlstrom, Klemens Hjartar và Florian Wunderlich.

Nội dung trong sách đưa ra các khuyến nghị tích cực khuyến khích chống lại các thách thức chính trong doanh nghiệp để từ đó các nhà lãnh đạo có thể đưa ra quyết định đổi mới nhanh chóng. Và để làm được điều này, trước hết các lãnh đạo hàng đầu cần phải cam kết về tốc độ và sự nhanh nhẹn của mình.
 
900x600-1-1.png
Mọi sự đổi mới, tái tạo doanh nghiệp đều mất rất nhiều thời gian và công sức để thực hiện.
(Photo freepik)


1. Kháng cự thụ động trong tổ chức

Những mối quan tâm về những thay đổi trong tương lai của doanh nghiệp thường sẽ dẫn đến những làn sóng kháng cự thụ động. Để dập tắt được sự kháng cự này, các lãnh đạo doanh nghiệp cần phải tập trung vào sự đổi mới và cung cấp các giải pháp đào tạo cho đội ngũ, cũng như cho toàn các cấp trong doanh nghiệp của mình. Các khóa đào tạo sẽ giúp nâng cao sự nhanh nhẹn và linh hoạt của đội ngũ trong mọi hoạt động trong doanh nghiệp.

Một ví dụ được đưa ra ngay tại Tập đoàn Công nghệ IBM, khi các lãnh đạo ở đây cảm nhận được sự thay đổi liên tục trong thời đại mới và họ cần phải đổi mới để cạnh tranh, họ đã thực hiện luân chuyển công việc của đội ngũ nhân viên và xếp hạng hiệu suất làm việc cho nhân viên của mình để mỗi người, mỗi thành viên trong các phòng ban đều tìm thấy được sự thay đổi và từ đó thích ứng, học hỏi những điều mới thay vì kháng cự thụ động để chống lại sự đổi mới.

2. Mệt mỏi do những thách thức liên tục xuất hiện

Niềm đam mê và tính cam kết trong công việc của đội ngũ nhân viên ở các công ty khởi nghiệp sẽ mất dần, đặc biệt là khi mọi thứ không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Điều quan trọng cần phải lưu ý ở đây chính là các chỉ số trượt, chính là những phản hồi về việc nên tập trung vào nội bộ hơn là việc tiếp tục cạnh tranh với đối thủ bên ngoài về nhu cầu và xu hướng của khách hàng.

Một phương án hiệu quả giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể kiểm soát và theo dõi tốt hơn chính là, cho bản thân và doanh nghiệp một điểm dừng. Tức là, cho bản thân thời gian để xem lại toàn bộ quá trình hoạt động trong thời gian vừa qua, xem mọi thứ có đang diễn ra như mong đợi hay không, đánh giá xem có bao nhiêu sáng kiến mới đã trở thành hiện thực, thăm hỏi một vài khách hàng quan trọng và lắng nghe nhu cầu trong tương lai của họ, đồng thời nghiên cứu đối thủ cạnh tranh mới.

3. Khó khăn trong việc đảm bảo và bảo vệ kinh phí.

Ngay cả trong thời điểm tốt nhất, kinh phí tài trợ cho các sáng kiến để đổi mới cũng có thể trở thành mục tiêu hấp dẫn.

Điều cần làm chính là duy trì sự rõ ràng trong quyết định của các lãnh đạo cấp cao trong Bộ C và đưa vào danh sách đổi mới liên tục thông qua giao tiếp, đồng thời nêu bật sự cạnh tranh với các đối thủ ngang tầm và thiết lập các số liệu phù hợp.

Thành lập một ban cố vấn tái tạo cũng được các tác giả khuyến khích trong “Fast Times”, theo đó thành viên chủ chốt sẽ là CEO và một vài chuyên gia bên ngoài, những người am hiểu sâu sắc về thị trường để đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ và xác định các mốc quan trọng, cuối cùng là đưa ra các quyết định về kinh phí tài trợ.
 

900x600-2.png
Trách nhiệm của một người lãnh đạo doanh nghiệp là phải truyền đạt một chiến lược dài hạn cho sự thành công lâu dài.
(Photo freepik)
 

4. Chưa có sự ưu tiên cho những chiến lược dẫn đến thành công lâu dài

Theo thói quen, những chiến lược ngắn hạn sẽ được ưu tiên hơn, đây là kết quả của việc doanh nghiệp bị cuốn vào “thời kỳ khủng hoảng”. Để tăng trưởng và tạo ra sức sống trong tương lai, đòi hỏi sự chú ý đồng đều vào các số liệu, bao gồm sự hài lòng của khách hàng, đối tác và thời gian nghiên cứu thị trường cho sản phẩm mới và sự tăng lên của số lượng nhân viên.

Cùng với đó, các chuyên gia chỉ ra rằng, sự cải tiến văn hóa, ý thức định hướng, mục tiêu công việc và sự hài lòng của đội ngũ nhân viên có thể là các chỉ số quan trọng hơn bất kỳ số liệu nào ở trên.

Do đó, trách nhiệm của một người lãnh đạo doanh nghiệp là phải truyền đạt một chiến lược dài hạn cho sự thành công lâu dài. Song song đó, các lãnh đạo cũng nên tạo động lực thúc đẩy cho nhân viên nhiều hơn để họ có tinh thần xây dựng chiến lược.

5. Không tập trung chuyển đổi kỹ thuật số trong thời kỳ suy thoái

Trong khi nhiều nhà lãnh đạo giảm thiểu các sáng kiến ​​mới trong thời kỳ suy thoái kinh doanh, thì những người giỏi nhất đã nhanh chóng thay đổi để tăng tốc quy mô, có được tài sản với giá rẻ hơn và thoái vốn các yếu tố kinh doanh kém hiệu quả.

Người lãnh đạo tài giỏi sẽ coi suy thoái là một cơ hội để vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh.

Điển hình như Amazon, họ đã tận dụng cơ hội để “bứt phá” trong cuộc suy thoái kinh tế vừa qua bằng cách tiếp tục mở rộng phạm vi sản phẩm và tập trung vào tự động hóa. Theo Investopedia, Amazon đã tăng doanh số lên 28% trong năm 2009, trong khi hầu hết các công ty đều bị giảm giá và mất cổ phần. Trong cùng năm đó, lợi nhuận của Lego tăng vọt 63% khi họ mở rộng các sáng kiến ​​và hoạt động của mình ở châu Á và châu Âu.

Mọi sự đổi mới, tái tạo doanh nghiệp đều mất rất nhiều thời gian và công sức để thực hiện, do đó, các nhà lãnh đạo cùng đội ngũ nhân viên của mình cần phải cảm nhận động lực và sự thúc đẩy để có tinh thần vượt qua những thách thức trong thời điểm khó khăn.

Tóm lại, cách duy nhất để xây dựng được động lực và ngăn chặn sự “lão hóa” của tinh thần theo thời gian, việc duy nhất mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần làm chính là đặt mục tiêu vượt qua tất cả 05 thách thức được nêu ra ở trên bằng bất cứ giá nào.

            Nguồn: INC

 

 

GLP_vi-2.png


Chương trình lãnh đạo hội tụ tinh hoa quản trị của thế giới,
do PACE và các đối tác danh tiếng toàn cầu phối hợp triển khai
bằng tiếng Việt cho doanh nhân Việt. Hoàn tất chương trình, các Học viên
sẽ được cấp Chứng chỉ GLP cùng với Chứng chỉ Mini-MBA
của Đại học George Washington.

 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN NGAY