seo.in-house.page-title seo.in-house.page-title
KHAI GIẢNG: 19/05/2024 TẠI TP.HCM

5 PHƯƠNG DIỆN CHIẾN LƯỢC BỊ TÁC ĐỘNG BỞI QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ

 
Nếu tác động của điện khí hóa trong quá khứ dẫn đến những chuyển đổi trong ngành công nghiệp vì nó làm thay đổi những rào cản căn bản trong sản xuất, thì tác động của quá trình số hóa còn mạnh mẽ hơn nhiều vì nó làm thay đổi các rào cản liên quan đến mọi phương diện của chiến lược kinh doanh, đặc biệt là 5 phương diện sau:
 
1/ KHÁCH HÀNG
 
Phương diện đầu tiên trong chuyển đổi số là khách hàng. Trong lý thuyết trước đây, khách hàng được xem như các đối tượng tổng hợp mà doanh nghiệp cần tiếp thị và thuyết phục mua hàng. Mô hình thắng thế về các thị trường đại chúng tập trung vào việc đạt được hiệu quả kinh tế quy mô thông qua sản xuất đại trà (tạo ra một sản phẩm để phục vụ nhiều khách hàng nhất có thể) và truyền thông đại chúng (sử dụng một thông điệp và kênh truyền thông nhất quán để tiếp cận và thuyết phục được nhiều khách hàng nhất trong cùng một thời điểm).
 
Trong kỷ nguyên số hóa, chúng ta chuyển sang một thế giới được mô tả không chỉ bởi thị trường đại chúng mà bởi các mạng lưới khách hàng. Trong mô hình này, khách hàng kết nối với nhau một cách năng động và tương tác theo cách thức làm thay đổi mối quan hệ của họ với nhau cũng như với doanh nghiệp. Khách hàng ngày nay không ngừng kết nối với nhau và gây ảnh hưởng lên nhau và định hình uy tín của doanh nghiệp cũng như các thương hiệu. Việc sử dụng các công cụ kỹ thuật số cũng làm thay đổi cách khách hàng tìm kiếm, đánh giá, mua sắm và sử dụng sản phẩm cũng như cách họ chia sẻ, tương tác và kết nối với các thương hiệu.
 
Reinvent_27-06.png
 
Điều này buộc doanh nghiệp suy nghĩ lại về phễu tiếp thị truyền thống của họ và đánh giá lại hành trình mua hàng của khách hàng, bắt đầu từ việc sử dụng mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, màn hình điện thoại thông minh, hoặc máy tính để bàn, đến lúc bước vào cửa hàng, tham vấn dịch vụ khách hàng qua kênh tư vấn trực tuyến trên mạng. Thay vì chỉ xem khách hàng là đối tượng để bán hàng, doanh nghiệp cần nhận thức rằng một khách hàng năng động, thuộc về một mạng lưới có thể chính là nhóm tập trung (focus group) tốt nhất để tiến hành khảo sát, trở thành đại sứ thương hiệu, hoặc chính là đối tác đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.
 
2/ CẠNH TRANH
 
Phương diện thứ hai trong cải tổ doanh nghiệp trong thời đại số là cạnh tranh: các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác với nhau như thế nào? Thông thường, cạnh tranh và hợp tác được xem như hai mặt đối nghịch: doanh nghiệp cạnh tranh với các đối thủ giống họ, và hợp tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng phân phối sản phẩm hoặc cung cấp đầu vào cần thiết cho sản xuất.
 
Ngày nay, chúng ta sống trong một thế giới chỉ có ranh giới mềm giữa các ngành công nghiệp và một lớn nhất có thể là cạnh tranh bất đối xứng - đó là khi nhiều doanh nghiệp đến từ những ngành công nghiệp khác, chẳng có điểm gì giống chúng ta nhưng lại cung cấp các giá trị có tính cạnh tranh cho khách hàng của chúng ta. Hiện tượng “xóa bỏ trung gian” trong thời kỳ kỹ thuật số đang làm đảo lộn các mối quan hệ hợp tác và chuỗi cung ứng - đối tác kinh doanh lâu năm có thể trở thành đối thủ cạnh tranh lớn nhất nếu họ bắt đầu phục vụ trực tiếp khách hàng của chúng ta.

Cùng lúc đó, có thể chúng ta cần phải hợp tác với một đối thủ cạnh tranh trực tiếp do các mô hình kinh doanh phụ thuộc lẫn nhau hoặc do thách thức chung đến từ bên ngoài ngành công nghiệp. Kết quả cuối cùng của những thay đổi này là một bước chuyển lớn về địa bàn cạnh tranh. Thay vì dừng lại ở một cuộc chiến có tổng bằng không giữa những đối thủ giống nhau, cạnh tranh ngày càng giống một trận đấu thể thao, ở đó các công ty có mô hình kinh doanh hoàn toàn khác nhau tranh giành tầm ảnh hưởng, và mỗi công ty đều tìm cách đạt được nhiều lợi thế hơn trong việc phục vụ khách hàng cuối cùng.
 
3/ DỮ LIỆU
 
Phương diện tiếp theo của chuyển đổi số là dữ liệu: đó là cách doanh nghiệp xây dựng, quản trị và sử dụng thông tin. Thông thường, dữ liệu được tạo ra bằng những phương thức đo lường hoạch định sẵn (gồm các loại dữ liệu, từ khảo sát khách hàng đến kho hàng) như một phần của quy trình sản xuất, tác nghiệp, bán hàng, tiếp thị. Dữ liệu thu về được sử dụng chủ yếu để đánh giá, dự báo và ra quyết định.
 
Reinvent_27-06--ava-.jpg
 
Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến một cơn đại hồng thủy về dữ liệu. Đa số dữ liệu có sẵn cho doanh nghiệp không được tạo ra từ bất kỳ việc lập kế hoạch một cách hệ thống nào như nghiên cứu thị trường, thay vào đó, những khối lượng dữ liệu lớn chưa từng có đang được tạo ra từ mọi cuộc đối thoại, tương tác, hoặc các quá trình bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
 
Các công cụ “dữ liệu lớn” cho phép doanh nghiệp xây dựng những phương thức dự báo mới, tìm ra những xu hướng chưa từng biết tới trong hoạt động kinh doanh, và giải mã những nguồn giá trị mới. Thay vì bị giới hạn trong địa phận của các bộ phận nghiên cứu kinh doanh cụ thể, dữ liệu đang trở thành huyết mạch của mọi bộ phận trong doanh nghiệp và là một tài sản chiến lược cần xây dựng, khai thác theo thời gian. Dữ liệu chính là một yếu tố sống còn trong cách doanh nghiệp vận hành, tạo sự khác biệt, và tạo dựng giá trị mới.
 
4/ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
 
Phương diện thứ tư của cải tổ doanh nghiệp trong thời đại số là đổi mới sáng tạo (innovation): quá trình thông qua đó các ý tưởng mới được phát triển, thử nghiệm và đưa ra thị trường bởi doanh nghiệp. Thông thường, đổi mới sáng tạo được quản trị theo hướng chú trọng vào sản phẩm cuối cùng. Vì việc thử nghiệm sản phẩm trên thị trường khá phức tạp và tốn kém, mọi quyết định đổi mới sáng tạo thường dựa trên việc phân tích và cảm nhận của các nhà quản lý. Thất bại luôn đi kèm với tổn thất lớn về kinh tế, vì vậy tránh thất bại luôn là ưu tiên số một.
 
Ngày nay, các công ty khởi nghiệp cho thấy công nghệ kỹ thuật số cho phép triển khai đổi mới sáng tạo theo phương thức hoàn toàn mới: dựa vào quá trình học hỏi không ngừng thông qua thử nghiệm nhanh. Vì công nghệ kỹ thuật số tạo điều kiện để việc thí nghiệm ý tưởng trở nên nhanh và đơn giản hơn, chúng ta có thể tiếp thu phản hồi của thị trường ngay từ giai đoạn đầu của quá trình đổi mới sáng tạo, cũng như qua các giai đoạn trung gian cho đến khi sản phẩm được tung ra, và cả giai đoạn sau đó.
 
 
5/ GIÁ TRỊ
 
Phương diện cuối cùng của cải tổ doanh nghiệp trong thời đại số là giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng của mình - hay được gọi là tuyên bố giá trị (Value proposition). Thông thường, tuyên bố giá trị của doanh nghiệp được xem là khá nhất quán. Sản phẩm có thể được cập nhật thêm tính năng, các chiến dịch tiếp thị được làm mới, hoặc quy trình hoạt động được hoàn thiện hơn, tuy nhiên giá trị cơ bản mà một doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng được giả định là không thay đổi và được định nghĩa bởi ngành công nghiệp (ví dụ các công ty xe hơi cung cấp giải pháp giao thông, sự an toàn, tiện nghi và vị thế xã hội theo những cấp độ khác nhau). Một doanh nghiệp thành công sẽ có tuyên bố giá trị rõ ràng, tìm ra được điểm khác biệt trên thị trường (ví dụ giá cả hoặc thương hiệu), và tập trung vào việc thực thi, cung cấp phiên bản tốt nhất của tuyên bố giá trị không đổi đó cho khách hàng từ năm này qua năm khác.
 
Trong thời đại kỹ thuật số, nếu doanh nghiệp cứ dựa mãi vào một tuyên bố giá trị cũ kỹ thì chẳng khác gì tạo điều kiện để đối thủ cạnh tranh thách thức hoặc thậm chí làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của mình. Mặc dù các ngành công nghiệp sẽ thay đổi vào thời điểm chính xác nào đó và theo quy luật chuyển đổi do sự ra đời của các công nghệ mới, doanh nghiệp nào tự trấn an rằng sự thay đổi chưa đến ngay sẽ bị bỏ lại phía sau sớm nhất.

Trong bối cảnh kinh doanh đang chuyển đổi, chúng ta chỉ có cách đối phó an toàn nhất là đi theo lộ trình đổi mới không ngừng, xem mọi công nghệ như một phương án để mở rộng và hoàn thiện tuyên bố giá trị cung cấp cho khách hàng. Thay vì chờ đợi để thích nghi khi sự thay đổi diễn ra như một lựa chọn sống còn, doanh nghiệp cần tập trung vào việc nắm bắt cơ hội mới, từ bỏ những lợi thế đang suy thoái và thích nghi sớm để đón đầu xu thế thay đổi.
 
Nguồn tham khảo: Sách “CẢI TỔ DOANH NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ” do PACE phát hành
 
 

 

 

 

GLP_vi-2.png

Làm sao để một công ty TỐT trở thành công ty TẦM VÓC?

Đây là trăn trở cũng là khát khao cháy bỏng của nhiều doanh nhân và doanh nghiệp!
Lời đáp nằm ở Chương trình GLP do PACE và 05 đối tác danh tiếng toàn cầu cùng phối hợp

triển khai bằng tiếng Việt, có thể học hoàn toàn tại Việt Nam hoặc học tại Việt Nam & Hoa Kỳ.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN NGAY