seo.in-house.page-title seo.in-house.page-title
KHAI GIẢNG: 19/05/2024 TẠI TP.HCM

4 CHIA SẺ GIÚP NHÀ LÃNH ĐẠO LẤY LẠI ĐỘNG LỰC MỖI KHI NẢN LÒNG

Là doanh nhân, mọi nhà lãnh đạo đều mong muốn phát triển, hoàn thiện và thành công. Tuy nhiên, động lực đó không phải lúc nào cũng mạnh mẽ, có lúc chúng ta hừng hực khí thế nhưng cũng có lúc nản lòng. Và khi đó, các doanh nhân hãy thử tham khảo 4 chia sẻ sau đây:

1. Khám phá và khai phá tiềm năng của bản thân

Đôi khi, kẻ ngán đường duy nhất cản trở mỗi người trở thành phiên bản tốt nhất là … chính mình.
Đôi khi, “cái tôi” của mỗi người sẽ cản đường chúng ta luyện tập những thói quen tốt hay phát triển những khả năng tiềm ẩn. Không có gì sai khi nghĩ rằng mình đã tốt, nhưng thực tế, bạn luôn có thể tốt hơn. Chúng ta đang sống và thay đổi mỗi ngày, bạn sẽ luôn có thể khám phá ra những sự thật mới về khả năng của mình.

Thất bại cũng chẳng sao. Những doanh nhân, những nhà lãnh đạo, những người vĩ đại nhất cũng đều từng thất bại tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống, nhưng nếu tiếp tục làm việc chăm chỉ, tiếp tục học hỏi, và tìm đến những người tài giỏi, thì bạn vẫn đang trong quá trình để tạo được sự đột phá, điều tốt đẹp sớm muộn rồi cũng sẽ đến.
 
GLP_04-09-1-.png

2. Xây dựng công việc kinh doanh có liên quan đến niềm đam mê của bản thân

Niềm đam mê của Tác giả John Hall được thúc đẩy bởi mong muốn làm mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn. Ông liên tục phải đối mặt với các thử thách và rào cản, nhưng việc giải quyết chúng luôn tiếp thêm năng lượng cho ông đi tiếp.
Trường hợp của tiến sĩ Terri Levine là một ví dụ. Cô là nhà tư vấn nghệ thuật lãnh đạo và tác giả của nhiều cuốn sách, bao gồm cuốn: “Turbocharge: How to Transform Your Business as a Heart-Repreneur”. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tích cao, nhưng cuộc đời của Levine chẳng phải là một đường thẳng.

Thời điểm mang tính bước ngoặt với Levine là khi cô gặp tai nạn vào năm 2006 và dẫn đến chứng loạn dưỡng thần kinh giao cảm phản xạ (Reflex Sympathetic Dystrophy – RSD), khiến cô phải ngồi xe lăn trong vòng 18 tháng. Cho đến bây giờ, tiến sĩ Levine vẫn tự thúc đẩy bản thân vượt qua các vấn đề về sức khỏe, và cô dùng các kinh nghiệm của bản thân để giúp các trẻ em mắc chứng RSD tương tự.
 
Khi nói về chặng đường kinh doanh của mình, cô chia sẻ: “Tôi thực sự yêu thích việc trở thành một doanh nhân. Tôi có thể sử dụng chuyên môn, năng lực và cả sức mạnh của mình để phục vụ người khác. Tôi không những đã xây dựng công việc kinh doanh có liên quan đến đam mê của mình, mà còn biến chúng thành cơ hội để phục vụ và hỗ trợ những khách hàng.”
Lời khuyên của Levine với mọi người đơn giản là: "Khi khám phá chính mình và muốn tạo ra những điều có giá trị, hãy phát huy tinh thần làm chủ bản thân trước, từ đó sẽ giúp những kế hoạch hành động của bạn thành công." Hãy quan sát những thách thức mà bạn đang gặp phải và xem xét liệu đó có phải là điều truyền cảm hứng cho bạn hay không. Rất có thể, chúng sẽ giúp bạn có một nỗ lực kinh doanh thành công.
 
3. Không ngại thay đổi

Irfan A. Khan, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của công ty Bristlecone, ông đã có kinh nghiệm sâu rộng khi hoạt động ở các tổ chức như Microsoft và Hughes Network Systems. Nhưng bước ngoặt của ông là khi trở thành chủ tịch và giám đốc điều hành của Bristlecone vào năm 2014. Ở đây ông đã đối mặt với vô số thách thức trong việc giữ được lợi nhuận hàng năm ở mức hai con số cùng với khối tài sản khổng lồ của tập đoàn Mahindra.
 
GLP_04-09_2.jpg

Ông nói: “Công ty chúng tôi lấy cảm hứng từ loài cây thông Bristlecone – loài cây có thể sống tới 5000 năm trong những điều kiện khắc nghiệt nhất với rất ít nước hoặc đất. Chúng mọc ở độ cao 1500m tới 3000m và phải chịu đựng những cơn gió mạnh trong điều kiện nhiệt độ dưới 0 độ C. Trong ngành công nghiệp của chúng tôi – cũng như những doanh nghiệp khác – ngày nay đều phải tồn tại và phát triển trong điều kiện phát sinh rất nhiều vấn đề như khủng bố, thiên tai, các rủi ro về chính trị và cả việc thay đổi sở thích của người dùng.”

Điều thu hút ở Khan là ông ấy không hề sợ hãi sự thay đổi hay các thử thách. Ông biết chúng sẽ tới và luôn chuẩn bị sẵn sàng. Điều đáng nói không chỉ là việc nhà lãnh đạo phát triển được công ty trong điều kiện hoàn hảo, mà còn là cách tổ chức tồn tại khi mọi thứ không còn tốt đẹp nữa.
 
4. Tìm kiếm cơ hội học hỏi

Khi một sai lầm xảy ra, điều quan trọng là mọi người trong tổ chức nhận ra rằng đó là cơ hội để học hỏi và sửa chữa, chứ không phải cố chấp đổ lỗi hoặc tìm người nhận trách nhiệm. Con người không hoàn hảo, vậy nên vấn đề không phải là việc ai gây ra sai lầm, mà là cách sửa chữa và cách hạn chế những vấn đề tương tự trong tương lai. Những nhà lãnh đạo thực sự nhận diện được những cơ hội học hỏi đó và truyền đạt chúng một cách hiệu quả tới từng thành viên trong nhóm, giúp mỗi người trưởng thành hơn.
 
Câu chuyện của những nhà lãnh đạo kể trên đã đưa ra các lời khuyên khôn ngoan giúp mỗi người khi nhìn vào sẽ tự rút ra cho mình bài học. Khi học hỏi lẫn nhau và cùng phát triển, mọi người sẽ trở nên hoàn thiện hơn.
 
Theo John Hall, Inc.com
 

 

 

 

 

GLP_vi-2.png

Làm sao để một công ty TỐT trở thành công ty TẦM VÓC?

Đây là trăn trở cũng là khát khao cháy bỏng của nhiều doanh nhân và doanh nghiệp!
Lời đáp nằm ở Chương trình GLP do PACE và 05 đối tác danh tiếng toàn cầu cùng phối hợp

triển khai bằng tiếng Việt, có thể học hoàn toàn tại Việt Nam hoặc học tại Việt Nam & Hoa Kỳ.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN NGAY