Một công ty thành công hiểu được rằng, yêu cầu để tái tạo chính họ một cách thường xuyên nhằm bắt kịp với các đối thủ cạnh tranh, những thay đổi trên thị trường, công nghệ và sự quan tâm của khách hàng. Một số thương hiệu từng là đỉnh cao trong lĩnh vực của họ nhưng vẫn trải qua thời gian dài bị vượt mặt.
May mắn thay, nhiều thương hiệu tốt nhất mà bạn yêu thích cũng đã trải qua những sự chuyển hóa để tái tạo chính họ và đảm bảo được lòng trung thành của khách hàng. Hãy cùng nhìn qua một số ít các thương hiệu vẫn nối dài được tuổi đời và giá trị cốt lõi nhờ vào việc tái định vị thương hiệu hoặc tự tái tạo.
Vào năm 1998, Netflix phát hành DVD cho thuê đầu tiên và được bán trên trang Netflix.com. Một năm sau đó, công ty cho ra mắt dịch vụ đăng ký dài hạn, cho phép khán giả có thể thuê DVD không giới hạn với chi phí hàng tháng thấp và nhận được thông qua email.
Mãi cho đến năm 2007, khi Netflix chuyển sang nền tảng trình chiếu trực tuyến – và đây là quyết định sáng suốt của họ. Cuối cùng, khán giả ở mọi lứa tuổi đã có thể truy cập vào bộ phim hoặc chương trình yêu thích của họ cũng như là những nội dung khác trên Netflix. Thực thế, năm 2013, Netflix nắm giữ được 31 đề cử Emmy cho 2 chương trình “House of Cards” và “Orange is the new black.”
May mắn thay, nhiều thương hiệu tốt nhất mà bạn yêu thích cũng đã trải qua những sự chuyển hóa để tái tạo chính họ và đảm bảo được lòng trung thành của khách hàng. Hãy cùng nhìn qua một số ít các thương hiệu vẫn nối dài được tuổi đời và giá trị cốt lõi nhờ vào việc tái định vị thương hiệu hoặc tự tái tạo.
Netflix
Thế hệ trẻ ngày nay có thể không biết về Netflix trong những năm 90 và đầu những năm 2000, “Netflix and chill” không hề dễ dàng như việc khởi động laptop, đăng nhập vào tài khoản Netflix chọn một bộ film hoặc show truyền hình và thưởng thức.Vào năm 1998, Netflix phát hành DVD cho thuê đầu tiên và được bán trên trang Netflix.com. Một năm sau đó, công ty cho ra mắt dịch vụ đăng ký dài hạn, cho phép khán giả có thể thuê DVD không giới hạn với chi phí hàng tháng thấp và nhận được thông qua email.
Mãi cho đến năm 2007, khi Netflix chuyển sang nền tảng trình chiếu trực tuyến – và đây là quyết định sáng suốt của họ. Cuối cùng, khán giả ở mọi lứa tuổi đã có thể truy cập vào bộ phim hoặc chương trình yêu thích của họ cũng như là những nội dung khác trên Netflix. Thực thế, năm 2013, Netflix nắm giữ được 31 đề cử Emmy cho 2 chương trình “House of Cards” và “Orange is the new black.”
Netflix chính là một trong những case điển hình trong việc tái tạo thành công
Mặc dù nhận được nhiều phản ứng trái chiều từ việc tăng giá, công ty vẫn đạt được những thành công về mặt tài chính trong thời gian dài. Ví dụ, cổ phiếu của Netflix được giao dịch với giá chỉ khoảng $3.80 vào đầu năm 2007. Cho đến tháng 9 năm 2016, cổ phiếu này đã đạt mức $97.38.
Vào năm 1995, CEO Jeff Bezos bán quyển sách đầu tiên trên Amazon.com, điều mà sau đó đã thay đổi nhanh chóng. Về sau, khi website này trở nên nhàm chán, với rất nhiều đường dẫn được đính kèm – khác xa so với những hình ảnh sống động và danh mục được phân hóa như hiện nay. Nhưng, thiết kế website của Amazon lúc đó là thực dụng, bởi mục tiêu lúc đầu của công ty đó là bán sách.
Vào năm 1996, công ty giới thiệu chương trình liên kết, được biết với cái tên Amazon Associates Program, chương trình đã giúp công ty mở rộng tầm ảnh hưởng. Và sau khi mở bán trên thị trường chứng khoán lần đầu tiên vào năm 1997, Amazon đã giới thiệu chương trình “one – click shopping” (Tạm dịch: Mua hàng bằng 1 lần nhấp chuột), và bắt đầu mở bán các sản phẩm và dịch vụ khác nhau ở nhiều danh mục khác nhau: âm nhạc, DVD/ video, thiết bị gia đình, phần mềm, trò chơi điện tử, quà tặng và rất nhiều thứ khác. Việc tái định vị thương hiệu là một công ty thương mại điện tử bán lẻ thay vì chỉ kinh doanh sách đã giúp Amazon thay đổi chính mình và cả nền công nghiệp.
Hiện nay, Amazon tiếp tục là một trong những công ty có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tạp chí nổi tiếng về kinh doanh là Forbes cũng đã vinh danh Amazon là một trong những công ty nhiều đổi mới nhất.
Mặc dù khó có thể nói sự có mặt của quyển sách này có trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến danh tiếng của McDonald’s về mặt tài chính hay không, Wall Street Journal đã đưa tin vào năm 2003 rằng công ty trả qua quý kinh doanh thua lỗ đầu tiên trong lịch sử 38 năm thương mại. Tuy nhiêu, WSJ cũng nói thêm rằng, việc đóng cửa hàng trăm cửa hàng, tái cấu trúc chi phí và những yếu tố khác đã ảnh hưởng đến kết quả thua lỗ này. Tuy nhiên, thực đơn của McDonald’s cũng đã được thay đổi qua những năm sau đó nhằm đáp ứng yêu cầu về sức khỏe của thực khách.
Việc tái định vị thương hiệu đã giúp McDonald’s tiếp tục thắng lớn
McDonald’s hiện tại cung cấp rất nhiều lựa chọn thức ăn tốt cho sức khỏe, bao gồm salads, sữa ít béo và không béo, trái cây và nhiều thứ khác. Thêm vào đó, tập đoàn về thức ăn nhanh này còn tiếp tục công bố thành phần dinh dưỡng cho khách hàng. McDonald’s sau đó đã không còn là nơi bán những chiếc bánh Big Mac với hơn 500 calories; hình ảnh của thương hiệu đã quan tâm nhiều hơn về mặt sức khỏe.
Chính nhờ sự thay đổi và tái tạo này, McDonald’s liên tiếp trải qua nhiều quý kinh doanh thành công liên tiếp ở nhiều phân khúc sản phẩm. Theo định giá của Forbes, McDonald’s hiện nay có giá trị vào khoảng 100 tỷ USD, là một trong những tập đoàn lớn nhất trên thế giới ở lĩnh vực thức ăn nhanh.
Amazon
Hơn 20 năm về trước, Amazon là một công ty rất khác so với bây giờ. Thật khó có thể tin gã khổng lồ trong ngành bán lẻ trực tuyến lại từng khởi đầu là một nhà sách online.Vào năm 1995, CEO Jeff Bezos bán quyển sách đầu tiên trên Amazon.com, điều mà sau đó đã thay đổi nhanh chóng. Về sau, khi website này trở nên nhàm chán, với rất nhiều đường dẫn được đính kèm – khác xa so với những hình ảnh sống động và danh mục được phân hóa như hiện nay. Nhưng, thiết kế website của Amazon lúc đó là thực dụng, bởi mục tiêu lúc đầu của công ty đó là bán sách.
Vào năm 1996, công ty giới thiệu chương trình liên kết, được biết với cái tên Amazon Associates Program, chương trình đã giúp công ty mở rộng tầm ảnh hưởng. Và sau khi mở bán trên thị trường chứng khoán lần đầu tiên vào năm 1997, Amazon đã giới thiệu chương trình “one – click shopping” (Tạm dịch: Mua hàng bằng 1 lần nhấp chuột), và bắt đầu mở bán các sản phẩm và dịch vụ khác nhau ở nhiều danh mục khác nhau: âm nhạc, DVD/ video, thiết bị gia đình, phần mềm, trò chơi điện tử, quà tặng và rất nhiều thứ khác. Việc tái định vị thương hiệu là một công ty thương mại điện tử bán lẻ thay vì chỉ kinh doanh sách đã giúp Amazon thay đổi chính mình và cả nền công nghiệp.
Hiện nay, Amazon tiếp tục là một trong những công ty có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tạp chí nổi tiếng về kinh doanh là Forbes cũng đã vinh danh Amazon là một trong những công ty nhiều đổi mới nhất.
McDonald’s
Vào năm 2001, quyển sách “Fast Food Nation: The Dark Side of the All – American Meal” được ra mắt cùng với một số nội dung không mấy hay ho về gã khổng lồ trong lĩnh vực thức ăn nhanh McDonald’s.Mặc dù khó có thể nói sự có mặt của quyển sách này có trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến danh tiếng của McDonald’s về mặt tài chính hay không, Wall Street Journal đã đưa tin vào năm 2003 rằng công ty trả qua quý kinh doanh thua lỗ đầu tiên trong lịch sử 38 năm thương mại. Tuy nhiêu, WSJ cũng nói thêm rằng, việc đóng cửa hàng trăm cửa hàng, tái cấu trúc chi phí và những yếu tố khác đã ảnh hưởng đến kết quả thua lỗ này. Tuy nhiên, thực đơn của McDonald’s cũng đã được thay đổi qua những năm sau đó nhằm đáp ứng yêu cầu về sức khỏe của thực khách.
Việc tái định vị thương hiệu đã giúp McDonald’s tiếp tục thắng lớn
Chính nhờ sự thay đổi và tái tạo này, McDonald’s liên tiếp trải qua nhiều quý kinh doanh thành công liên tiếp ở nhiều phân khúc sản phẩm. Theo định giá của Forbes, McDonald’s hiện nay có giá trị vào khoảng 100 tỷ USD, là một trong những tập đoàn lớn nhất trên thế giới ở lĩnh vực thức ăn nhanh.
Theo Inquirer
|