seo.in-house.page-title seo.in-house.page-title
KHAI GIẢNG: 19/05/2024 TẠI TP.HCM

5 NHÓM NĂNG LỰC GIÚP NÂNG TẦM LÃNH ĐẠO THEO KHẢO SÁT TOÀN CẦU

Để tìm lời đáp cho câu hỏi: Điều gì làm nên một nhà lãnh đạo hiệu quả? Tiến sĩ Sunnie Giles - chuyên gia về khoa học tổ chức và tư vấn phát triển lãnh đạo đã thực hiện một nghiên cứu ở 15 quốc gia với 195 nhà lãnh đạo của hơn 30 tổ chức trên toàn cầu. Những người tham gia được yêu cầu chọn ra 15 năng lực lãnh đạo họ cho là quan trọng nhất từ danh sách 74 năng lực. Và kết quả đã cho thấy có 5 nhóm năng lực chính được các nhà lãnh đạo đánh giá cao theo thứ tự ưu tiên sau đây.

1. Có tiêu chuẩn đạo đức cao và mang lại cảm giác an toàn

Hai trong số ba năng lực được đánh giá cao nhất của nhà lãnh đạo là “có tiêu chuẩn đạo đức cao” (67% lựa chọn đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất của nhà lãnh đạo) và “khả năng truyền đạt rõ ràng những kỳ vọng” (56% lựa chọn).
 
Đây cũng là hai thành tố tạo nên một môi trường làm việc an toàn và đáng tin. Một nhà lãnh đạo có tiêu chuẩn đạo đức cao sẽ mang đến các cam kết mạnh mẽ về sự công bằng và mọi người đều tôn trọng luật chơi. Tương tự như vậy, khi các nhà lãnh đạo biết cách truyền đạt rõ ràng những kỳ vọng, sẽ giúp mọi người cùng hiểu đúng và khơi dậy sự sáng tạo, gắn kết của đội nhóm.
GLP_16-09-1-.jpeg
 
Năng lực này cho thấy sự nhất quán về hành vi của nhà lãnh đạo. Nếu cảm thấy cách hành xử và ra quyết định của mình không phù hợp, hoặc bắt buộc phải làm việc, bất chấp cảm giác khó chịu dai dẳng, các nhà lãnh đạo nên đối chiếu lại với các giá trị cốt lõi của mình.
 
Một bài tập đơn giản mà tiến sĩ Sunnie Giles thường áp dụng với các khách hàng tư vấn của mình là hướng dẫn họ đặt câu hỏi, hãy tưởng tượng đến đám tang của chính mình và nghĩ xem bạn muốn nghe điều gì từ mọi người? Bài tập này sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về những điều thực sự quan trọng đối với bản thân và xác định được la bàn định hướng trong việc ra quyết định hàng ngày.
 
Để tăng cảm giác an toàn, nhà lãnh đạo hãy làm rõ ý định để mọi người cảm thấy thoải mái và được tôn trọng. Một cách để thực hiện điều này là xác nhận và trung hòa các kết quả tiêu cực ngay từ đầu. Ví dụ, sau một dự án thất bại, bạn có thể bắt đầu cuộc thảo luận bằng cách nói, “Tôi không cố đổ lỗi cho mọi người. Tôi chỉ muốn hiểu chuyện gì đã xảy ra.”
 
2. Trao quyền tự quản cho các thành viên
 
Khả năng làm rõ định hướng và trao quyền tự quản cho các thành viên để họ chủ động sắp xếp công việc và thời gian là một năng lực lãnh đạo quan trọng. Không người lãnh đạo nào có thể tự làm mọi thứ. Do đó, điều quan trọng là biết cách trao quyền và tin tưởng.
 
Nghiên cứu đã nhiều lần cho thấy rằng các nhóm được uỷ quyền có năng suất và tính chủ động cao hơn, họ cung cấp các dịch vụ khách hàng tốt hơn, có mức độ hài lòng và cam kết công việc cao hơn. Nghịch lý là một số nhà lãnh đạo lại phản đối cách quản trị này vì họ tin vào trò chơi tổng bằng 0, họ không cho phép sai lầm xảy ra và sợ phải chịu trách nhiệm cho các hậu quả tiêu cực từ quyết định của cấp dưới.
 
Hãy nhớ rằng, việc trao quyền và tin tưởng đội nhóm của mình là cách tuyệt vời để gia tăng ảnh hưởng, thay vì là phòng thủ và lo sợ hậu quả xấu.
 
GLP_16-09_2.jpg
 
3. Nuôi dưỡng cảm giác kết nối và thuộc về
 
Từ quan điểm của sự tiến hóa, loài người luôn muốn được kết nối và có cảm giác được thuộc về. Nghiên cứu cho thấy rằng sự kết nối cũng có thể ảnh hưởng đến năng suất làm việc và cảm xúc hạnh phúc. Ví dụ, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng cảm xúc rất dễ lây lan ở nơi làm việc: Khi chứng kiến sự tương tác căng thẳng giữa các đồng nghiệp, nhân viên có thể cảm thấy kiệt sức về mặt tinh thần.
 
Có một số cách đơn giản để đem đến cảm giác kết nối giữa các thành viên như: Nụ cười, gọi nhau bằng tên, ghi nhớ sở thích của nhau, tập trung khi trò chuyện, và ủng hộ nhau, hoặc có thể sử dụng một bài hát hoặc một biểu tượng riêng dành cho nhóm.
 
4. Thể hiện sự cởi mở với những ý tưởng mới và khuyến khích học hỏi
 
Các nhà lãnh đạo có “sự linh hoạt để thay đổi ý kiến”, “cởi mở với các ý tưởng và cách tiếp cận mới”, đồng thời “tạo điều kiện thuận lợi cho các phép thử sai” có điểm chung là giúp khuyến khích quá trình học hỏi trong tổ chức. Vì họ hiểu rằng, không dám mạo hiểm chính là hành động nguy hiểm nhất.
 
Tuy thừa nhận sai sót là việc không mấy dễ chịu, nhưng sự căng thẳng sẽ bóp nghẹt hoạt động học hỏi. Do đó, để khuyến khích tinh thần học tập giữa các nhân viên, nhà lãnh đạo trước hết phải đảm bảo rằng họ cởi mở với các thay đổi, không gò bó theo khuôn phép cứng nhắc, thật sự lắng nghe ý kiến của các thành viên, và cho mọi người biết rằng tất cả các quan điểm đều được tôn trọng. Khi đó, các ý tưởng tuyệt vời sẽ có cơ hội xuất hiện.
 
Tạo một văn hóa thử sai nhanh chóng, xây dựng nền tảng cho phép huy động trí tuệ tập thể để nhân viên cũng được học hỏi từ những sai lầm của nhau.
 
GLP_16-09_3.jpg
 
5. Chú trọng đào tạo và phát triển
 
“Tiếp tục đào tạo và giúp các thành viên trở thành thế hệ lãnh đạo kế tiếp” cũng là năng lực quan trọng của nhà lãnh đạo.
 
Khi các nhà lãnh đạo thể hiện sự cam kết giúp các thành viên tiếp tục phát triển trong nghề nghiệp, nhân viên sẽ có động lực để đáp lại hành động đó bằng cách cố gắng trở nên tốt hơn. Trong khi việc kiểm soát bằng quyền lực sẽ khiến căng thẳng liên miên kéo theo chất lượng công việc đi xuống. Do đó, nếu muốn khơi dậy tài năng của đội ngũ, nhà lãnh đạo cần ủng hộ và tạo điều kiện để đào tạo phát triển nhân viên và xem xét tài trợ cho các dự án quan trọng của họ.
Theo Harvard Business Review
 

 

 

 

GLP_vi-2.png

Làm sao để một công ty TỐT trở thành công ty TẦM VÓC?

Đây là trăn trở cũng là khát khao cháy bỏng của nhiều doanh nhân và doanh nghiệp!
Lời đáp nằm ở Chương trình GLP do PACE và 05 đối tác danh tiếng toàn cầu cùng phối hợp

triển khai bằng tiếng Việt, có thể học hoàn toàn tại Việt Nam hoặc học tại Việt Nam & Hoa Kỳ.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN NGAY